Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Dùng màng ngoài tim bò tạo hình mạch máu, cứu sống bệnh nhân thủng động mạch chủ, hàng loạt bệnh nền
Các bác sĩ bệnh viện Bình Dân vừa cứu sống một người bệnh nhờ kịp thời thay thế đoạn động mạch chủ bụng đã bị nhiễm trùng ăn thủng bằng màng ngoài tim bò. Đây là vật liệu sinh học lần đầu tiên được sử dụng trong tạo hình động mạch chủ bụng tại Việt Nam.

Thông tin từ Bệnh viện Bình Dân, TP SG cho biết, ông Đ.Đ.T (55 tuổi, Bình Thạnh, TP.SG) được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau hông lưng trái dữ dội, sốt lạnh run, uống thuốc giảm đau 3 ngày không giảm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử nhiều bệnh nền phức tạp bao gồm đứt động mạch chủ bụng do tai nạn lúc còn trẻ, viêm gan, xơ gan, đái tháo đường nên mọi chỉ định y khoa đều cần sự cân nhắc rất kỹ càng.

Ngay sau đó, người bệnh được chụp CT-scan có bơm cản quang. Kết quả hình ảnh cho thấy động mạch chủ bụng bị thủng 1 lỗ đường kính khoảng 2cm, tạo thành túi phình giả quanh động mạch chủ kích thước lớn, đường kính 6,5cm kéo dài 8,8cm.

Các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp nhiễm trùng sau phúc mạc, ổ nhiễm trùng ăn thủng động mạch chủ bụng dưới thận tạo thành túi phình giả, nguy cơ vỡ khiến người bệnh tử vong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cần được gấp rút phẫu thuật thay đoạn động mạch chủ bị thủng do nhiễm trùng.

Nhóm bác sĩ phẫu thuật Tim- Mạch máu của Bệnh viện Bình Dân hội chẩn khẩn cấp để tìm hướng điều trị cho người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch, túi phình dọa vỡ, có nhiều khối áp-xe trong ổ bụng.

Việc dùng ống ghép nhân tạo là không khả thi vì khối tổn thương nằm trong môi trường nhiễm trùng, nguy cơ nhiễm trùng phát triển và khả năng thải ghép cao. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thống nhất chọn mảnh ghép bằng màng ngoài tim bò đã qua xử lý để thay thế vào đoạn động mạch đã hư hại.

Màng ngoài tim bò đã qua xử lý vốn được dùng để tạo van tim sinh học, che màng ngoài tim trong phẫu thuật thay van tim, vá động mạch đùi, động mạch cảnh (động mạch ở cổ) nhưng chưa từng được ứng dụng để thay đoạn động mạch chủ bụng.

Vì là mảnh ghép sinh học nên màng ngoài tim bò đã qua xử lý có khả năng chống nhiễm trùng cao là lựa chọn duy nhất phù hợp để cứu tính mạng người bệnh trong trường hợp này. Đây cũng là thách thức cho nhóm bác sĩ phẫu thuật trong vai trò những người tiên phong ứng dụng mảnh ghép này thay thế đoạn động mạch chủ bụng đã bị thủng.

Ca phẫu thuật thành công đưa người bệnh từ “cửa tử” trở về sau 4 giờ đồng hồ thực hiện đầy cam go. Các bác sĩ đã mở ổ bụng, loại bỏ khối áp-xe lớn cùng nhiều dịch hoại tử, làm sạch khoang bụng, loại bỏ đoạn động mạch chủ bụng thủng.

Hai mảnh ghép kích thước 6x4cm đã được cuộn tròn, khâu vắt tạo thành hình ống và thay thế cho đoạn động mạch vốn đã bị nhiễm trùng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày và được xuất viện về chăm sóc tại nhà.

Sau 1 tháng, bệnh nhân tái khám có các kết quả siêu âm kiểm tra cho thấy ống ghép sinh học hoạt động tốt, không có dấu hiệu nhiễm trùng, thải ghép.

Bệnh nhân không còn sốt và đau bụng vui mừng chia sẻ: “Đời tôi luôn phải chiến đấu với đủ các loại bệnh tật. Chuyến này tưởng không qua khỏi. Cũng may nhờ được phẫu thuật kịp thời. Gia đình tôi mang ơn các bác sĩ đã không ngại bệnh khó mà phẫu thuật cho tôi”.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Khánh Đức, Trưởng khoa Tim-Mạch máu Bệnh viện Bình Dân, cho biết giả phình động mạch chủ do nhiễm trùng là bệnh lý hiếm gặp, là thách thức lớn cho các bác sĩ phẫu thuật trong điều trị và lựa chọn ống ghép thay thế phù hợp để tránh nhiễm trùng, đặc biệt với trường hợp nhiều bệnh nền như bệnh nhân T. thì lại càng khó khăn.

Chúng tôi rất mừng vì bệnh nhân được thay thế đoạn động mạch chủ bụng nhiễm trùng bằng mảnh ghép sinh học làm từ màng ngoài tim bò tại Bệnh viện Bình Dân có kết quả hồi phục tốt, hết nhiễm trùng, hết đau đớn. Ca phẫu thuật sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng vật liệu thay thế trong tương lai cho các trường hợp phình động mạch chủ thủng do nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ, động mạch chủ bụng là con đường duy nhất dẫn máu nuôi toàn bộ phần dưới có thể. Một khi vỡ động mạch hoặc vỡ túi phình động mạch có thể gây chảy máu trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc hoặc tử vong nhanh chóng. Động mạch chủ bị ngưng tắc do huyết khối sẽ có nguy cơ hoại tử chân.
DanQuyen.com (Theo saostar.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Đặc điểm di truyền học liên quan tình trạng mất khứu giác hoặc vị giác ở bệnh nhân COVID-19 (28-01-2022)
    Mỹ điều chỉnh hướng dẫn về sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng trong điều trị COVID-19 (26-01-2022)
    Vaccine mRNA sẽ trị bệnh ung thư, HIV/AIDS như thế nào (25-01-2022)
    Pfizer thử nghiệm lâm sàng vaccine chống biến chủng Omicron (25-01-2022)
    Omicron tiếp tục phơi bày tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực y tế (24-01-2022)
    Lý do cặp đôi sống chung, ăn cùng nhưng không lây Covid-19 cho nhau (24-01-2022)
    Những câu hỏi cần giải đáp về dòng phụ của biến thể Omicron (23-01-2022)
    WHO: Omicron ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải 'vaccine' tự nhiên (21-01-2022)
    Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây? (21-01-2022)
    COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi (17-01-2022)
    Di chứng suốt đời có thể xuất hiện ở một số trẻ mắc Covid-19 (16-01-2022)
    Hội chứng hậu COVID-19 – Làm gì để vượt qua? (16-01-2022)
    Nga sẽ điều chế vaccine có thể cùng lúc ngừa nhiều biến thể của SARS-CoV-2 (16-01-2022)
    Nhà nghiên cứu Anh lo ngại việc rút ngắn thời gian cách ly của người mắc COVID-19 (14-01-2022)
    Pfizer cho biết vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3 (14-01-2022)
    WHO phê duyệt thêm 2 phương pháp điều trị Covid-19 (14-01-2022)
    Phát hiện bất ngờ từ những người khó bị lây Covid-19: Triển vọng về 'siêu vắc-xin' (12-01-2022)
    Tiếp tục thu hồi thuốc trị đái tháo đường metformin do có chứa chất gây ung thư (12-01-2022)
    CDC Mỹ cập nhật thông tin cơ bản về triệu chứng nặng của COVID-19 (12-01-2022)
    Cảnh báo thuốc molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, xương sụn (12-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153058978.